-
Viêm da tiếp xúc là gì ?
Viêm da tiếp xúc (còn gọi là chàm tiếp xúc) liên quan đến một nhóm bệnh lí gây ra do phản ứng của da khi tiếp xúc trực tiếp các tác nhân gây bệnh. Đây có thể là một bệnh lí viêm da cấp tính (chỉ bị một lần) hay mạn tính (tồn tại dai dẳng) và gần như tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng ngứa.
Viêm da tiếp xúc được chia thành nhiều dạng :
- Bỏng do hóa chất
- Viêm da tiếp xúc kích ứng
- Viêm da tiếp xúc dị ứng
- Viêm miệng tiếp xúc, viêm lưỡi tiếp xúc
- Viêm da tiếp xúc hệ thống
- Viêm da tiếp xúc protein
Viêm da tiếp xúc là nguyên nhân thường gặp trong các bệnh da nghề nghiệp, và đặc biệt phổ biến ở những nhân viên vệ sinh, nhân viên y tế, đầu bếp, và thợ làm tóc. Ngoài ra, bệnh còn có thể thấy ở những người thường xuyên dùng máy vi tính.
-
Biểu hiện của viêm da tiếp xúc như thế nào?
Viêm da tiếp xúc có biểu hiện rất đa dạng. Bệnh có thể ảnh hưởng bất kì vùng da nào trên cơ thể với sang thương phân bố nhiều hình dạng khác nhau (dạng đường, dạng vòng, đa cung, không đồng đều). Vùng da bị ảnh hưởng có thể có các triệu chứng như :
- Đỏ da (hồng ban)
- Mụn nước nhỏ hay bóng nước
- Sưng
- Khô, bong vảy
- Nứt nẻ
- Lichen hóa (da dày, có đường)
- Tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố
Các tổn thương thứ phát theo sau bao gồm;
- Vết cào gãy
- Đóng mài
- Mụn mủ (liên quan đến nhiễm trùng)
-
Làm sao để chẩn đoán viêm da tiếp xúc ?
Viêm da tiếp xúc thường được xác định sau khi xem xét kĩ bệnh sử và triệu chứng
- Phát ban giống chàm (có những thay đổi trên bề mặt da như mụn nước, khô, đỏ, tróc vảy)
- Phát ban ở vùng da tiếp xúc dị nguyên. Tuy nhiên, không phải tất cả vùng da tiếp xúc dị ứng nguyên đều phát ban
- Không phát ban ở vùng không tiếp xúc dị nguyên
- Sang thương thường phân bố không đối xứng hai bên
Có nhiều dạng viêm da tiếp xúc khác nhau nhưng có thể có biểu hiện giống nhau. Có thể phân chia như sau
- Bỏng hóa chất : xảy ra sai một lần tiếp xúc các tác nhân như acid mạnh hoặc kiềm mạnh. Chỉ có vùng da tiếp xúc hóa chất mới bị ảnh hưởng.
- Viêm da kích ứng : có thể xảy chỉ sau một lần tiếp xúc chất gây kích ứng, tuy nhiên bệnh chỉ thường khởi phát sau nhiều lần tiếp xúc lặp đi lặp lại các tác nhân như xà phòng, chất tẩy rửa, chà xát kéo dài, ngâm nước lâu (trên 2 giờ một ngày/ 5 ngày 1 tuần), các chất acid, kiềm, dung môi hòa tan. Hầu như chỉ có vùng da tiếp xúc tác nhân gây kích ứng bị ảnh hưởng, tình trạng viêm da lan rộng hiếm khi xảy ra. Viêm da kích ứng thường gặp hơn trên những bệnh nhân “cơ địa” (thường là người có tiền sử bị chàm thể tạng), làn da nhạy cảm và những tình trạng mà chức năng hàng rào bảo vệ da bị suy yếu.
- Viêm da dị ứng : ở lần đầu tiên tiếp xúc, cơ thể sẽ dung nạp và hình thành miễn dịch với dị ứng nguyên. Sau đó, khi có tiếp xúc lại với dị ứng nguyên, chi dù chỉ một phút, cũng gây viêm da ở vùng tiếp xúc. Trong dạng này, tình trạng viêm da có thể lan rộng ra khỏi vùng tiếp xúc dị ứng nguyên.
- Viêm miệng tiếp xúc và viêm lưỡi tiếp xúc như tên gọi, da vùng miệng hoặc lưỡi bị tổn thương do kích ứng hay dị ứng.
- Viêm da tiếp xúc protein thường do thức ăn (như thịt bò hoặc khoa tây). Biểu hiện với nổi mề đay ngay trong thời gian ngắn và theo sau là tình trạng viêm da mạn tính ở cùng một vị trí.
- Viêm da tiếp xúc hệ thống xảy ra sau khi tiêu thụ một lượng chất đã gây viêm da tiếp xúc dị ứng trước đó. Biểu hiện thường là các sang thương phân bố đối xứng hai bên cơ thể, thường thấy vùng nếp gấp, và có thể lan rộng. Đây là thể bệnh hiễm gặp.
Patch test dùng để xác định dị ứng nguyên trong các trường hợp nặng hoặc dai dẳng.
Hình – Patch test để xác định nguyên nhân dị ứng
-
Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc ?
Khi đã xác định được nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, điều quan trọng là phải tránh tiếp xúc trực tiếp với chúng. Nhưng bất kể là do tác nhân gì, hàng rào bảo vệ da cũng đã bị phá vỡ và bệnh nhân sẽ dễ bị viêm da tiếp xúc với các tác nhân khác hơn trong tương lai.
Nguyên tắc chính
- Tránh dùng xà phòng – nên dùng các chế phẩm co da nhạy cảm với pH trung tính
- Trong điều trị và phòng ngừa viêm da bàn tay, nên mang găng phù hợp để bảo vệ da tay khỏi bị chà xát, tiếp xúc hóa chất.
- Làu khô da cẩn thận sau khi tắm rửa.
Sang thương da có thể điều trị thời gian ngắn với thuốc thoa corticosteroid. Thoa dưỡng ẩm thường xuyên đến sau khi sạch sang thương vài tuần để khôi phục hàng rào bảo vệ da.
Trường hợp viêm da tiếp xúc nặng có thể được điều trị ngắn ngày với corticosteroid đường uống. Trong viêm da tiếp xúc mạn tính, có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng hay các thuốc ức chế miễn dịch như methotrxate, ciclosporin hoặc azathioprine.