Theo thống kê, khoảng 25% nam giới bắt đầu bị hói đầu từ sau tuổi 21, chủ yếu do di truyền. Tuy nhiên, nhiều nam giới chủ quan không điều trị, dẫn đến tình trạng hói đầu khó khắc phục, gây ra sự tự ti về ngoại hình của mình. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Lux Beauty Center sẽ giới thiệu đến bạn về hói đầu ở nam giới, tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hói đầu ở nam giới nhé
Hói đầu ở nam giới là gì?
Hói đầu nam giới là tình trạng tóc rụng và không có biển hiện mọc lại. Theo thời gian, số lượng tóc rụng ngày càng lớn, tạo ra các mảng hói hay vùng da đầu trống tóc. Hói đầu là một căn bệnh gây ra nhiều phiền toái cho nam giới bởi chúng khiến phái mạnh mất đi sự tự tin về diện mạo của mình, thiếu đi vẻ lịch lãm và trông già trước tuổi.
Nhiều cánh mày râu bị hói đầu ngần ngại trong giao tiếp, dẫn đến đánh mất cơ hội phát triển bản thân và công việc. Chính vì vậy, nếu bạn lo ngại mình bị hói đầu, hãy đi khám càng sớm càng tốt để có chuẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân khiến nam giới bị hói đầu
Có rất nhiều nguyên căn khiến nam giới bị hói đầu, Lux Clinic xin tổng hợp các nguyên nhân khiến nam giới bị hỏi đầu thường gặp:
1. Do gen
Hói đầu ở nam giới do gen còn có tên gọi khác là rụng tóc androgen. Theo Theo Hiệp hội Rụng tóc của Mỹ (AHLA), nam giới bị rụng tóc androgen thường mang gen tóc rất nhạy cảm với hormone DHT – một sản phẩm phụ của testosterone.
Các hormone này bám vào thụ thể của nang tóc, khiến các nang tóc suy giảm, yếu đi và không còn khả năng sản sinh tóc, dẫn đến hói đầu. Ngoài ra, gen hói đầu còn là gen trội. Do đó, khi trong gia đình có bố hoặc mẹ hoặc cả hai bị hói đầu thì khả năng rất cao bạn cũng bị căn bệnh này.
2. Tuổi tác
Cơ thể đàn ông ngày một lão hóa và tóc cũng không ngoại lệ. Đó là lý do khi bước vào tuổi trung niên, tóc của nam giới sẽ rụng đi nhiều, dẫn đến hói đầu. Theo thống kê, hầu hết đàn ông bị rụng tóc từ tuổi 20 trở đi và 85% nam giới bị rụng kèm theo thưa tóc khi bước vào tuổi 50.
3. Rối loạn nội tiết tố
Không chỉ phụ nữ mà tình trạng hói đầu ở nam giới cũng thường gặp vì rối loạn nội tiết tố. Theo đó, homrone testosterone biến đổi thành DHT. Hormone DHT bám vào các thụ thể nang tóc, làm nang tóc teo lại và không sản sinh ra các sợi tóc mới.
Ngoài ra, quá trình này cũng làm da đầu dày lên, khiến tóc không nhận đủ chất dinh dưỡng để tái tạo và phát triển. Theo thời gian, tóc của nam giới rụng nhiều dẫn đến tình trạng hói đầu ở nam giới.
4. Bệnh lý
Hói đầu ở nam giới diễn tiến sớm cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý như: ung thư tuyến tiền liệt, bệnh mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường,… Ngoài ra, hói đầu ở nam giới còn bị ảnh hưởng bởi quá trình sử dụng thuốc và điều trị bệnh, đặc biệt là chữa trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị.
5. Stress trong thời gian dài
Khi cơ thể trải qua stress, đặc biệt là stress kéo dài hoặc căng thẳng nghiêm trọng, nó có thể gây ra một loạt các thay đổi về sinh lý, bao gồm cả rụng tóc. Telogen Effluvium được coi là căn bệnh rụng tóc phổ biến nhất do stress.
Khi bạn căng thẳng, cơ thể có thể đẩy nhiều nang tóc vào giai đoạn nghỉ (telogen), điều này dẫn đến tóc ngừng phát triển và rụng sớm hơn bình thường. Quá trình này có thể diễn ra trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi trải qua giai đoạn stress nghiêm trọng và dẫn đến hói đầu ở nam giới.
6. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của tóc. Nếu bạn có chế độ ăn uống thiếu các dưỡng chất cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất, sắt, biotin hay vitamin B7,… tóc có thể trở nên yếu, dễ gãy và rụng nhiều hơn, thậm chí xảy ra hói đầu ở nam giới.
7. Thói quen không lành mạnh
Bên cạnh các nguyên nhân trên thì thói quen không lành mạnh ở nam giới cũng góp phần khiến quá trình hói đầu ở nam giới diễn ra nhanh hơn:
- Hút thuốc là: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại làm giảm lưu lượng máu đến da đầu, làm giảm cung cấp dưỡng chất cho nang tóc. Điều này có thể dẫn đến tóc yếu, rụng nhiều và hói đầu.
- Sử dụng rượu và chất kích thích: Việc tiêu thụ quá nhiều rượu sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố, đồng thời giảm hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của tóc như: kẽm, sắt và vitamin nhóm B.
- Làm tóc quá thường xuyên (nhiệt và hóa chất) khiến tóc bị khô, dễ gãy và tổn thương. Ngoài ra, các hóa chất trong thuốc nhuộm, thuốc tẩy, và các sản phẩm tạo kiểu tóc (keo xịt, gel) cũng có thể làm hỏng cấu trúc của tóc, khiến tóc yếu đi và dễ rụng hơn.
- Thiếu ngủ dẫn đến mất cân bằng hormone, qua đó suy yếu tóc. Điều này có thể dẫn đến rụng tóc nhiều hơn và tăng nguy cơ hói đầu.
- …
Đối tượng nam giới dễ bị hói đầu
Hói đầu ở nam giới thường gặp ở những người trung niên và đứng tuổi, tuy nhiên những nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ hói đầu cao hơn người bình thường:
- Nam giới có người thân trực hệ (cha, anh, em trai,..) hói đầu thì tỷ lệ mắc hói đầu cao do có gen hói đầu trong cơ thể.
- Nam giới đang trải qua căng thẳng trong thời gian dài, có bệnh lý làm mất cân bằng nội tiết tố.
- Nam giới bước vào độ tuổi 30, đặc biệt là 40 – 50 tuổi trở đi do đây là thời kỳ lão hóa, tóc sẽ rụng nhiều hơn.
- Đàn ông có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu khoa học, lành mạnh: uống rượu bia, hút thuốc,…
- Nam giới có tiền sử sử dụng thuốc điều trị các bệnh như ung thư, trầm cảm, thuốc giảm cân, thuốc điều trị huyết áp,…
Dấu hiệu hói đầu ở nam giới
Hói đầu ở nam giới có thể được nhận biết thông qua các biểu hiện bao gồm:
1. Hói ở trán
Hói đầu ở nam giới vùng trán hay còn gọi là rụng tóc kiểu chữ M. Ban đầu, tóc sẽ rụng ở trán rồi đường chân tóc dần thụt về phía sau, kèm theo đó là rụng tóc ở hai bên thái dương tạo thành hình chữ M. Tóc rụng nhiều nhưng mọc lại khá ít, hình thành mảng hói đầu tiên ở trán. Kiểu hói này sẽ khiến trán của bạn ngày càng rộng và bóng nhẵn hơn.
2. Hói ở đỉnh đầu
Hói đầu ở nam giới vùng đỉnh đầu là tình trạng tóc rụng từ đỉnh đầu rồi lan rộng ra xung quanh. Tương tự như kiểu hói ở trán, tóc rụng nhiều nhưng phần tóc mọc lại rất ít. Theo thời gian, tóc chỉ còn ở hai bên gáy và sau gáy. Khi nhìn tổng quát từ trên xuống thì phần hói tạo thành một hình chữ U.
3. Hói đầu từng mảng ở nam giới
Hói đầu từng mảng ở nam giới còn được gọi là Alopecia Areata, là một dạng rụng tóc tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các nang tóc, dẫn đến tóc rụng thành từng mảng trên da đầu.
Triệu chứng chính là xuất hiện các mảng hói tròn hoặc bầu dục trên da đầu. Các mảng này thường có kích thước bằng đồng xu hoặc lên đến vài cm, có thể lan rộng hoặc xuất hiện thêm nhiều mảng khác.
Cách chẩn đoán hói đầu ở nam giới
Để chuẩn đoán hói đầu ở nam giới, bác sĩ sẽ thực hiện những bước sau đây:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi thăm tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh, thói quen chăm sóc tóc cùng gia đình xem có ai bị hói không.
- Xét nghiệm máu: Giúp xác định có bệnh lý tiềm ẩn nào dẫn đến hói đầu không.
- Sinh thiết da đầu: Xét nghiệm tóc và chân tóc. Điều này giúp kiểm tra hói đầu có phải do nấm, vi rút hay không.
- Thử lực kéo: Kéo thử một nhúm tóc để xem mức độ rụng tóc thế nào, từ đó xác định tình trạng hói đầu nặng hay nhẹ.
- Soi kính hiển vi: Lấy tóc sát gốc, sau đó soi dưới kính hiển vi để phát hiện điều bất thường.
Hói đầu ở nam giới có chữa được không?
Hói đầu ở nam giới có chữa được không là một trong nhiều băn khoăn của cánh mày râu khi mắc chứng bệnh này. Hói đầu không thể điều trị một cách triệt để. Tuy nhiên, ngày nay, có rất nhiều phương pháp hạn chế rụng tóc và kích thích tóc mọc, qua đó ngăn hói xảy ra sớm đồng thời cải thiện tình trạng hói đầu đáng kể.
Các phương pháp điều trị hói đầu ở đàn ông hiện nay
Dựa theo nguyên nhân gây bệnh mà hói đầu ở nam giới sẽ có cách điều trị khác nhau:
1. Điều trị hói đầu di truyền
Hói đầu ở nam giới do di truyền khó khắc phục hoàn toàn. Tuy nhiên, ngày này, căn bệnh này cũng có nhiều cách cải thiện tích cực đó là:
- Sử dụng hoạt chất Minoxidil: Đây là một hoạt chất xịt có tác dụng giúp hói đầu diễn ra chậm lại ở đàn ông. Sau khoảng 4 đến 12 tháng sử dụng, bạn sẽ thấy kết quả của hoạt chất này. Tuy nhiên, tình trạng hói sẽ quay trở lại nếu bạn ngưng xịt thuốc. Theo ghi nhận của một số người dùng. Minoxidil có các tác dụng phụ như kích ứng, bong rát, đóng vảy da đầu. Ngoài ra, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy biểu hiện khó thở, tức ngực, tim đập nhanh, sưng mắt cá chân, tay.
- Hoạt chất Finasteride: Là một loại hoạt chất uống giúp ức chế enzyme 5-alpha-reductase, làm giảm mức DHT trong cơ thể và ngăn ngừa rụng tóc. Hoạt chất này giúp giảm sự thu nhỏ của nang tóc và có thể kích thích tóc mọc lại, tác dụng sau 3 tháng đến 1 năm sử dụng. Tác dụng phụ cần lưu ý bao gồm: phát triển tuyến vú, đau tinh hoàn hoặc khi xuất tinh, căng ngực, rối loạn cương dương,…
- Liệu pháp laser: Sử dụng ánh sáng laser cường độ thấp để kích thích mọc tóc và giảm rụng tóc, mặc dù kết quả có thể thay đổi tùy vào từng người.
- Cấy tóc: Biện pháp được áp dụng cuối cùng trong quá trình trị hói đầu ở nam giới, thường buộc dùng cho người hói đầu nặng. Bác sĩ sẽ lấy các nang tóc khỏe mạnh từ vùng phía sau hoặc hai bên đầu, sau đó cấy vào vùng bị hói. Bạn có thể phải thực hiện điều này nhiều lần trước khi có kết quả tích cực. Ngoài ra, cấy tóc cũng là một biện pháp xâm lấn, có nhược điểm là gây đau, chảy máu, sẹo.
2. Trị hói từng mảng
Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc, gây ra rụng tóc thành từng mảng trên da đầu hoặc cơ thể. Phương pháp điều trị hói đầu từng mảng như sau:
- Sử dụng hoạt chất chống viêm Corticosteroid: dưới dạng tiêm, bôi kem hoặc uống để ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các nang tóc và kích thích tóc mọc lại.
- Sử dụng hoạt chất minoxidil để kích thích tóc mọc lại.
- Liệu pháp miễn dịch tại chỗ: Phương pháp này gây ra phản ứng dị ứng tại chỗ trên da đầu để làm “đánh lạc hướng” hệ thống miễn dịch, từ đó giúp tóc mọc lại. Tuy nhiên, liệu pháp này thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp hói từng mảng nghiêm trọng.
3. Rụng tóc do căng thẳng
Rụng tóc hói đầu ở nam giới do căng thẳng có thể điều chỉnh được nếu nguyên nhân khiến tóc rụng chấm dứt:
- Quản lý stress bằng các biện pháp như thiền, tập yoga, nghe nhạc, đi bộ, tập thể dục, qua đó cải thiện tình trạng rụng tóc.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho tóc như protein, sắt, kẽm, biotin, và vitamin D. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: không sử dụng bia rượu, chất kích thích, thức khuya,…
- Có thể sử dụng hoạt chất Minoxidil kích thích mọc tóc nếu cần thiết.
4. Rụng tóc hói đầu do bệnh lý
Một số căn bệnh như ung thư, lupus, hoặc do hóa trị, xạ trị sẽ khiến tóc rụng nhiều dẫn đến hói đầu ở nam giới. Tuy nhiên, tóc sẽ mọc trở lại sau vài tháng kể từ khi quá trình điều trị chấm dứt. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại hoạt chất chữa bệnh cũng dẫn đến tác dụng phụ là rụng tóc nhiều. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp hơn.
Bên cạnh đó, đối với các trường hợp hói đầu do nhiễm trùng da đầu như nấm (hắc lào), viêm nang tóc, hoặc do chấn thương da đầu, các phương pháp điều trị bao gồm: sử dụng hoạt chất chống nấm, kháng sinh hoặc phẫu thuật da đầu để phục hồi vùng da đầu bị hói hoặc tổn thương.
Cách ngăn ngừa hói tóc ở đàn ông
Lux Beauty Center xin chia sẽ những biện pháp có thể ngăn ngừa hói đầu ở nam giới xảy ra sớm qua thông tin dưới đây:
- Giữ da đầu và tóc sạch: Gội đầu đều đặn để ngăn tích tụ dầu và bụi bẩn, giảm nguy cơ viêm nhiễm da đầu.
- Sử dụng dầu gội và sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp: Chọn sản phẩm không chứa hóa chất gây hại, giúp tóc chắc khỏe.
- Luôn giữ tâm trạng ổn định, tích cực.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
- Hạn chế tác động nhiệt và hoá chất: Tránh uốn, nhuộm và sử dụng nhiệt độ cao quá thường xuyên lên tóc.
- Đi khám chuyên gia càng sớm càng tốt nếu nhận thấy các dấu hiệu của hói đầu.
Lux Beauty Center hiện là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu về khắc phục rụng tóc, hói đầu. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và các biện pháp chăm sóc tóc ứng dụng công nghệ tiên tiến, chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện mái tóc của mình tốt nhất.
Kết luận
Trên đây là chia sẻ về hói đầu ở nam giới, dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách chữa trị phù hợp. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ khám, chữa hói đầu uy tín, tham khảo ngay Lux Beauty Center nhé.
Nguồn: https://luxclinic.vn/hoi-dau-o-nam-gioi-do-dau-dau-hieu-cach-dieu-tri/
Xem thêm:
>>> RỤNG TÓC LÀ GÌ? NHẬN BIẾT 11 NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG TÓC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
>>> TÓC RỤNG THẾ NÀO LÀ BÌNH THƯỜNG? TÌM HIỂU & GIẢI ĐÁP
>>> PHÂN BIỆT RỤNG TÓC SINH LÝ – RỤNG TÓC BỆNH LÝ
>>> PHẢI LÀM GÌ NẾU TÓC RỤNG LIÊN TỤC? 6 CÁCH GIÚP MÁI TÓC DÀY DẶN HƠN
>>> KHẮC PHỤC RỤNG TÓC THẾ NÀO HIỆU QUẢ? 7 CÁCH TRỊ RỤNG TÓC CHUẨN Y KHOA
__________________
LUX BEAUTY CENTER – VIỆN THẨM MỸ CÔNG NGHỆ CAO
Địa chỉ: 33C1 Tú Xương, P. Võ Thị Sáu, Q.3
Email: marketing@luxbeautycenter.com
Hotline: 1900 252689 – 028 3930 2028
Website: https://luxclinic.vn/
Fanpage: Lux Beauty Center