Trị Nám

Nám da là gì?

  • Nám da là tình trạng tăng sắc tố mắc phải ở những vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như má, môi trên, cằm, trán. Nám thường biểu hiện dưới dạng dát sắc tố đối xứng. Có 3 dạng thường gặp: nám mảng, nám hình lưới hoặc nám điểm. Bờ không không đều.
  • Nám thường khởi phát khi có thai nên còn có tên gọi là mặt nạ của người mang thai.

Ai sẽ dễ bị nám?

  • Phụ nữ thường dễ bị nám hơn nam giới. Cứ 4 người phụ nữ thì có 1 người bị nám (trong khi nam là 1/20).
  • Nám thường khởi phát ở độ tuổi từ 20-40.
  • Người châu Á dễ bị nám hơn so với những chủng tộc khác (Fitzpatrick skin types 3 và 4)

Nguyên nhân gây nên nám?

  • Nguyên nhân gây nên nám da rất phức tạp và chưa được hiểu rõ. Các nhà khoa học ghi nhận nám là do sự sản sinh quá mức hắc sắc tố melanin của tế bào sinh sắc tố. Sau khi melanin được sản sinh dư thừa sẽ đi lên lớp thượng bì gây nám nông hoặc đi xuống lớp bì gây nên nám sâu. Nguyên nhân trực tiếp bao gồm:
  • Gene di truyền: gần 50% trường hợp nám da có liên quan đến di truyền.
  • Rối loạn nội tiết tố nữ: nên nám da thường gặp ở phụ nữ sử dụng thuốc ngừa thai và khi mang thai (hơn 50% trường hợp nám da khởi phát lúc mang thai, và có thể tự khỏi sau 3 tháng sau sinh ). Đồng thời nám da thường gặp ở nữ hơn nam.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là yếu tố quan trọng gây nên nám da vì tia cực tím sẽ làm tăng tiết chất alpha – melanocytes – stimulating hormone, corticotropin, interleukin 1, endothelin 1 và các chất oxy hoá trong da làm thúc đẩy quá trình tiết melanin ở lớp thượng bì. Không những thế các tế bào sợi ở lớp bì cũng bon chen tham gia vào quá trình gây nám da thông qua cơ chế tăng thụ thể men tyrosine kinase c-kit.
  • Một số yếu tố nguy cơ như: đặt dụng cụ tử cung, dùng thuốc (trị ung thư, tuyến giáp, thuốc nhạy cảm ánh sáng), mỹ phẩm, xà phòng…
  • Tuy nhiên nám vẫn có thể xuất hiện ở những người trưởng thành khoẻ mạnh không liên quan đến thai kỳ. Thường có lịch sử tiếp xúc với nắng nhiều tích luỹ.Các loại nám:

  • Nám nông (nám thượng bì): bờ rõ, màu nâm đậm, nhìn rõ hơn dưới đèn Wood, đáp ứng điều trị tốt.
  • Nám sâu (nám bì): bờ không rõ, màu nâu nhạt hoặc xám, không đổi với ánh sáng đèn Wood, đáp ứng điều trị kém.
  • Nám hổn hợp: là loại thường gặp nhất.
  • Vị trí thường gặp: nám má, nám má mũi, nám râu, nám giữa mặt, nám 2 bên mặt…
  • Có thể gặp ở vai, cánh tay trên

Điều trị nám da như thế nào?

{“source_sid”:”6F723ABF-339C-4EFF-AED5-438C1608FB19_1594746263211″,”subsource”:”done_button”,”uid”:”2AC9A4AD-6E86-494F-9207-C3CA75F793D8_1546491292560″,”source”:”editor”,”origin”:”gallery”}

 Điều trị đòi hỏi sự kiên trì và phối hợp nhiều phương pháp. Dễ tái phát.

  • Chống nắng tuyệt đối.
  • Thuốc thoa:
  • Ức chế men Tyrosinase là khâu quan trọng trong điều nám. Mục đích là không hình thành nên nám mới.

Hydroquinone 2-4% thoa vào ban đêm từ 2-4 tháng. Cẩn thận vì dễ bị viêm da tiếp xúc.

Azelaic acid thoa ngày 2 lần. An toàn ở phụ nữ có thai.

Kojic acid

Cysteamine cream

Vitamin C: tác dụng tốt nhưng không ổn định, nên thường được dùng thể phối hợp các phương pháp khác.

Methimazole cream có thể dùng trong trường hợp kháng trị với HQ

Zinc sulfate mequinol, arbutin và deoxyarbutin, liquorice extract, rucinol, N-acetyl glucosamine…

  • Một số thuốc thoa khác bao gồm: Hydrocortisone (nên hạn chế dùng), mầm đậu nành, Tranexamic acid…
  • Thay da sinh học: AHA (alpha hydroxyacids: glycolic acid, lactic acid…), Retinoids (tretinoin), Salicylic acid (không hiệu quả nhiều)
  • Phối hợp: HQ, tretinoin và steroid đang được đánh giá cao hiệu quả 60-80%.
  • Thuốc uống: Tranexamic acid (liều thấp, có hiệu quả, khá an toàn) và Glutathione (nhiều tác dụng phụ nguy hiểm).

Công nghệ cao

  • Fractional lasers
  • Q-switched Nd: YAG lasers,
  • Picosecond lasers
  • IPL