Bệnh hói đầu có chữa được không? Nguyên nhân hói đầu, dấu hiệu nhận biết, điều trị

Hói đầu là tình trạng rất phổ biến, xảy ra ở 85% nam giới và 33% nữ giới khi trải qua thời kỳ rụng tóc nhiều. Vậy hói đầu có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Lux Beauty Center sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên của bạn nhé.

Bệnh hói đầu là gì? Các dạng hói đầu 

Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều hơn số lượng tóc mọc lên, dẫn đến hình thành những mảng da đầu trống, da trơn, không thấy rõ lỗ chân lông.

Nếu chia theo nguyên nhân hói, hói đầu được chia làm 2 dạng đó là:

  • Rụng tóc vĩnh viễn: Dạng hói đầu xảy ra ở 40% nam giới, do sự thay đổi bất thường trong cơ thể làm các nang tóc bị tấn công, tóc mới không thể mọc.
  • Rụng tóc tạm thời: Do những tổn thương tạm thời của nang tóc, khiến hói đầu trong một khoảng thời gian nhất định.

Nếu chia theo kiểu tóc rụng, 3 kiểu hói đầu nam giới phổ biến nhất đó là:

  • Hói kiểu chữ M: Tóc rụng ở hai bên thái dương của trán, sau đó rụng sâu lên phía trên tạo thành hình chữ M.
  • Hói kiểu chữ U (kiểu móng ngựa): Tóc rụng từ phía trán kéo lên đỉnh đầu, tạo ra hình chữ U.
  • Hói kiểu chữ O: Tóc rụng từ đỉnh đầu lan rộng ra theo hình tròn với các kích thước khác nhau.

So với nam giới, nữ giới ít bị hói đầu hơn và cũng không bị hói đầu hoàn toàn như nam giởi. Kiểu hói đầu thường gặp ở phụ nữ là rụng tóc đều dẫn đến thưa tóc, tóc mất dẫn trên đường rẽ ngôi.

Khái niệm bệnh hói đầu 
Khái niệm bệnh hói đầu

Bệnh hói đầu có chữa được không?

Hói đầu có thể điều trị được nhưng bệnh nhân cần thử một hoặc nhiều phương pháp điều trị hói khác nhau mới tìm ra cách khắc phục hiệu quả nhất. Các liệu trình này chủ yếu làm đảo ngược quá trình rụng tóc hoặc giảm thời gian tóc rụng lại.

Ngoài ra, bị hói đầu sẽ không tự khỏi được. Do đó, bạn nên gặp bác sĩ để điều trị sớm nhất có thể, tránh tình trạng hói đầu vĩnh viễn rất khó chữa trị.

Nguyên nhân dẫn đến hói đầu

Các nguyên nhân chính dẫn đến hói đầu bao gồm:

1. Lão hóa 

60% nam giới bắt đầu rụng tóc từ tuổi 25 và số lượng tóc rụng sẽ tăng dần đến qua năm 30 tuổi. Đến 50 tuổi, khoảng 50% nam giới gặp tình trạng rụng tóc rõ rệt. Ở nữ giới, đến 50 tuổi, khoảng 40% phụ nữ trải qua tình trạng thưa tóc hoặc hói đầu ở mức độ nào đó.

Thông thường, mọi người sẽ nghĩ đây là dấu hiệu rụng tóc do di truyền. Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của lão hóa và lão hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến hói đầu.

2. Gen

Có khoảng 12 gen quy định tình trạng hói đầu: Androgen Receptor, Ectodysplasin A2 Receptor, Histone Deacetylase 9, …  Theo nghiên cứu, nếu trong gia đình bạn có người bị hói đầu, tỷ lệ mắc căn bệnh này của bạn cao hơn người bình thường rất nhiều lần.

Gen có thể là nguyên nhân dẫn đến hói đầu 
Gen có thể là nguyên nhân dẫn đến hói đầu

3. Nội tiết tố thay đổi

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng thay đổi nội tiết tố nam là yếu tố dẫn đến hói đầu. Đối với nữ giới, khi nồng độ testoterone (hormone sinh dục nam) tăng cao kéo theo nồng độ DHT tăng mạnh.

DHT là thủ phạm làm các nang tóc bị tổn thương, dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều. Ở nam giới, tình trạng cường testoterone cũng làm DHT có xu hướng tăng mạnh.

Ngoài ra, ngay cả khi testosterone giảm dần khi nam giới lão hóa, nhưng mức DHT có thể vẫn duy trì cao, đặc biệt là ở những người có gen di truyền liên quan đến hói đầu. Điều này dẫn đến hói đầu ở nam giới.

Tìm hiểu thêm: Hormone DHT là gì? Giải mã bí ẩn rụng tóc liên quan đến DHT

4. Các vấn đề về sức khỏe 

Nhiều người gặp phải tình trạng hói đầu do mắc các căn bệnh như:

  • Lupus ban đỏ: Tình trạng hệ miễn dịch tấn công cơ thể, bao gồm nang tóc.
  • Hội chứng Cushing: Cơ thể sản xuất quá nhiều hormone cortisol, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, bao gồm rụng tóc.
  • Cường giáp, suy giáp, hội chững buồng trứng đa nang (PCOS) làm nội tiết tố thay đổi.
  • Các bệnh về da đầu như nấm da đầu, viêm nang lông,… Bệnh này có thể dẫn đến rụng tóc và để lại các vùng tóc mỏng hoặc hói.
  • ….

5. Thuốc và thực phẩm bổ sung

Trong thời gian điều trị một căn bệnh nào đó (ví dụ như ung thư), bạn phải sử dụng các loại thuốc đặc trị. Một số dòng thuốc có tác dụng phụ làm tóc rụng nhiều, dẫn đến tình trạng hói đầu hoặc xuất hiện các mảng hói.

6. Ung thư và các liệu pháp điều trị ung thư

Các biện pháp chữa trị ung thư phổ biến hiện nay bao gồm hóa trị và xạ trị. Thuốc hóa trị hoặc xạ trị tác động lên các tế bào phân chia nhanh, bao gồm các tế bào ở nang tóc. Chính vì vậy, những liệu pháp này khiến rụng tóc toàn bộ, thậm chí rụng lông trên cơ thể.

7. Stress

Căng thẳng, cú sốc tinh thần cũng là một trong nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều, hói đầu. Tuy nhiên, kiểu hói đầu này chỉ là tạm thời. Tóc sẽ mọc trở lại sau khoảng 4 – 6 thàng kể từ khi bạn điều chỉnh lại được tâm trạng và bình ổn cảm xúc.

Căng thẳng dẫn đến rụng tóc nhiều 
Căng thẳng dẫn đến rụng tóc nhiều

Dấu hiệu nhận biết hói đầu

Hói đầu cũng tiến triển theo từng giai đoạn. Phát hiện hói đầu sớm sẽ giúp việc điều trị bệnh dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. Do đó, để nhận biết mình có nguy cơ hoặc đang bị hói đầu hay không, dưới đây là những biểu hiện mà bạn không nên chủ quan:

  • Chân tóc “yếu dần”, vuốt tóc, chải đầu hay gội đầu làm tóc rụng rất nhiều. Đây là lời cảnh báo tình trạng rụng tóc ồ ạt sắp diễn ra, dẫn đến hói đầu.
  • Tóc rụng nhiều nhưng không có dấu hiệu mọc bù lại, làm cho mái tóc ngày càng mỏng và thưa thớt, lộ các mảng da đầu.
Dấu hiệu nhận biết hói đầu
Dấu hiệu nhận biết hói đầu

Ngoài ra, triệu chứng hói đầu ở nam giới và nam giới cũng có điểm khác biệt:

Biểu hiện hói đầu ở nam giới:

  • Tóc thưa dần ở trán, hai vầng thái dương và trên đỉnh đầu (theo kiểu hói chữ M, U hoặc O).
  • Tóc rụng nhiều phía trước, đường chân tóc thụt lùi.

Biểu hiện hói đầu ở nữ giới: 

  • Tóc rụng đều không tập trung ở vị trí cụ thể nào.
  • Tóc rụng chủ yếu ở trên đường ngôi, rẽ sang hai bên.
Dấu hiệu nhận biết bạn mắc hói đầu
Dấu hiệu nhận biết bạn mắc hói đầu

Đối tượng dễ bị hói đầu

Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị hói đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ đàn ông bị căn bệnh này thường cao hơn phụ nữ, cụ thể như sau:

1. Nam giới từ 30 tuổi trở lên

Khoảng 30% nam giới sẽ trải qua một dạng hói đầu đáng kể khi họ đến tuổi 30. Đến khi 50 tuổi, con số này là 85%. Nguyên nhân hói đầu thường thấy là nam giới ở tuổi này dễ gặp áp lực gia đình, tài chính, công việc,… khiến các nang tóc tổn thương.

Ngoài ra, sau 30 tuổi, cơ thể đàn ông có sự gia tăng của men 5aR tại nang tóc, tăng chuyển hóa testorerone thành hormone DHT, làm suy yếu tế bào mầm tóc, khiến chúng dễ bị rụng hơn.

2. Phụ nữ sau sinh 

Để sản xuất sữa cho con bú, cơ thể nữ giới phải tiết ra hormone prolactin. Hormone này ức chế sự gia tăng của estrogen, làm nồng độ testorerone và DHT tăng, dẫn đến rụng tóc sau sinh ồ ạt.

3. Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh

Phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh bị suy giảm nội tiết tố nhiều. Điều này khiến cơ thể phải sản xuất ra hormone androgen để bù lại phần nội tiết tố nữ suy giảm. Tuy nhiên, sự thiếu hụt androgen làm cho nang tóc “teo” lại, từ đó tóc rụng nhiều hơn.

Phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị hói 
Phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị hói

4. Nam giới hói đầu do di truyền

Nam giới rất dễ bị hói đầu nếu trong gia đình có người thân mắc chứng bệnh này. Theo nghiên cứu, nếu cha bị hói đầu thì tỷ lệ hói đầu của con trai khi trưởng thành là 50%, nếu ổng ngoại bị hói đầu thì con số này là 25%. Ngoài ra, 100% nam giới bị hói đầu sớm nếu cha và ông ngoại đều bị hói đầu.

Cách chẩn đoán tình trạng hói đầu 

Để xác định xem bạn có bị hói đầu hay không, các bác sĩ sẽ thực hiện những bước sau đây:

  • Bước 1: Hỏi thăm tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật, thói quen chăm sóc tóc, chế độ dinh dưỡng cũng như trong gia đình có ai bị rụng tóc không.
  • Bước 2: Xét nghiệm máu để phát hiện vấn đề sức khỏe liên quan rụng tóc.
  • Bước 3: Kéo thử một nhúm tóc để xem có bao nhiêu sợi rụng ra, từ đó xác định giai đoạn rụng tóc hay hói đầu.
  • Bước 4: Sinh thiết da đầu. Đó là việc soi da đầu hoặc tóc dưới kinh hiển vị để kiểm định xem nhiễm trùng có phải lý do gây ra hói đầu.
  • Bước 5: Kính hiển vi quang học, qua đó xác định rối loạn phần thân tóc.

Các phương pháp cải thiện tình trạng hói đầu

Hiện nay, có 4 phương pháp cải thiện tình trạng hói đâu bao gồm:

1. Uống/ bôi hoạt chất

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), minoxidil và finasteride là hai hoạt chất được chỉ định điều trị hói đầu ở nam. Bạn cần sử dụng hai hoạt chất này liên tục trong vòng 3 đến 4 tháng mới có kết quả. Ngoài ra, tóc sẽ rụng lại khi ngưng dùng minoxidil và finasteride.

2. Cấy tóc 

Cấy tóc là việc lấy nang tóc từ một vùng này “trồng” sang vùng thưa tóc. Có 2 kiểu cấy tóc là:

  • Cắt dải nang tóc (FUT): Bác sĩ sẽ lấy phần mảng da đầu có nhiều tóc. Sau đó, tác nang tóc ở dải da đầu đó, trồng vào nơi thưa tóc. Các nang tóc sẽ liên kết với mô da vùng được cấy và thực hiện chức năng bình thường của chúng là tạo ra sợi tóc mới.
  • Chiết cụm nang tóc (FUE): Phương pháp này không phải cắt cụm da đầu như FUT. FUE chiết trực tiếp nang tóc từ da đầu, sau đó cấy lên vùng hói. Tuy nhiên, nang tóc được lấy nhờ phương pháp FUE có độ “sống sót” thấp hơn FUT.
Cấy tóc là giải pháp khắc phục hói đầu
Cấy tóc là giải pháp khắc phục hói đầu

3. Laser mức độ thấp

Bác sĩ chiếu tia laser năng lượng thấp vào da đầu, giúp tăng tuần hoàn máu, từ đó kích thích mọc tóc hiệu quả. Đây là phương pháp ít xâm lấn và tổn thương. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

4. Lăn kim, tiêm vi điểm

Phương pháp sử dụng dụng cụ lăn kim lăn đều trên khắp da đầu. Lăn kim tạo ra các lỗ siêu nhỏ trên bề mặt da, có đường kính khoảng 0,5 – 2,5 mm. Nhờ đó mà cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất hơn, từ đó kích thích tóc mọc. Bên cạnh đó, lăn kim cũng thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen và elastin giúp cải thiện các vấn đề về da, tăng độ đàn hồi cho da đầu.

5. Áp dụng biện pháp thiên nhiên

Các biện pháp thiên nhiên cũng có thể cải thiện tình trạng rụng tóc dẫn đến hói đầu. Bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng tinh dầu bưởi: Tinh dầu bưởi chữa nhiều vitamin B1 và flavonoid giúp tăng tuần hoán máu dưới da đầu, từ đó kích thích mọc tóc.
  • Gội đầu bằng bồ kết: Bồ kết chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng các khoáng chất, qua đó bảo vệ da đầu sạch sẽ, ngăn ngừa tóc rụng.
  • Nước sả: Tăng sức đề kháng cho da đầu, qua đó giảm tình trạng rụng tóc.
  • Tinh dầu hương thảo: Một chất giống như minoxidil. Tinh dầu hương thảo giúp tái tạo tế bào, qua đó thúc đẩy sự phát triển của tóc.

Một số lưu ý khi điều trị hói đầu 

Khi khắc phục hói đầu, bạn cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Việc điều trị hói đầu luôn cần thời gian dài để thấy được kết quả. Chính vì vậy, bạn phải kiên trì với kế hoạch đã lập ra.
  • Chữa trị hói đầu từ “bên trong ra bên ngoài”: Đó là việc kết hợp biện pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ và chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
  • Chữa trị hói đầu càng sớm càng tốt. Bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng khắc phục sớm nhất có thể vì hói đầu giai đoạn muộn rất khó chữa.
  • Chăm sóc tóc đúng cách: Dùng các sản phẩm chăm tóc phù hợp, tránh tạo tóc bằng nhiệt, hóa chất thường xuyên,…
Trị hói đầu cần lưu ý những gì?
Trị hói đầu cần lưu ý những gì?

Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những thắc mắc thường gặp khi bạn tìm hiểu bệnh hói đầu có chữa được không:

1. Hói đầu có tự khỏi được không?

Không. Hói đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như stress, thiếu chất dinh dưỡng, bệnh da đầu,… Bạn cần điều trị triệt để các yếu tố này thì mới cải thiện được căn bệnh này. Ngoài ra, nếu hói đầu do một số bệnh như lupus, viêm nang lông,… tóc có thể rụng mà không mọc lại.

2. Hói đầu có di truyền không?

Hói đầu có di truyền. Theo quy luật di truyền, hói đầu là gen trội với bé trai và gen lặn với bé gái. Nếu trong gia đình có bố bị hói đầu thì tỷ lệ con trai bị hói là 50%, nếu ông ngoại mắc hói đầu thì 25% bé trai bị hói khi trưởng thành.

Tính di truyền của hói đầu 
Tính di truyền của hói đầu

3. Hói đầu di truyền chữa được không?

Hói đầu di truyền không thể chữa được hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện vấn đề này bằng việc đi khám bác sĩ sớm nhất có thể. Pháp đồ điều trị sẽ làm chậm lại quá trình rụng tóc và kích thích tóc mọc mạnh mẽ hơn.

4. Trị hói hết bao nhiêu tiền? 

Chi phí điều trị hói tóc sẽ phụ thuộc vào mỗi cơ sở, phương pháp chữa trị, tay nghề bác sĩ,… Chính vì vậy, bạn nên liên hệ đến đơn vị khắc phục hói đầu để biết thêm chi tiết nhé.

Kết luận

Trên đây là giải đáp của Lux Beauty Center về Hói đầu có chữa được không, nguyên nhân, biểu hiện cũng cách khắc phục. Nếu bạn quan tâm thêm đến địa chỉ thăm khám và chữa trj hói đầu uy tín, ghé ngay Lux Beauty Center nhé.

Nguồn: https://luxclinic.vn/benh-hoi-dau-co-chua-duoc-khong-nguyen-nhan-hoi-dau-dau-hieu-nhan-biet-dieu-tri/

Xem Thêm: 

>>> RỤNG TÓC LÀ GÌ? NHẬN BIẾT 11 NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG TÓC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

>>> TÓC RỤNG THẾ NÀO LÀ BÌNH THƯỜNG? TÌM HIỂU & GIẢI ĐÁP

>>> PHÂN BIỆT RỤNG TÓC SINH LÝ – RỤNG TÓC BỆNH LÝ

>>> PHẢI LÀM GÌ NẾU TÓC RỤNG LIÊN TỤC? 6 CÁCH GIÚP MÁI TÓC DÀY DẶN HƠN

>>> KHẮC PHỤC RỤNG TÓC THẾ NÀO HIỆU QUẢ? 7 CÁCH TRỊ RỤNG TÓC CHUẨN Y KHOA

__________________

LUX BEAUTY CENTER – VIỆN THẨM MỸ CÔNG NGHỆ CAO

Địa chỉ: 33C1 Tú Xương, P. Võ Thị Sáu, Q.3

Email: marketing@luxbeautycenter.com

Hotline: 1900 252689 – 028 3930 2028

Website: https://luxclinic.vn/

Fanpage: Lux Beauty Center