Rụng tóc nhiều ở nữ giới là tình trạng phổ biến ở nhiều chị em. Nhiều người cứ âm thầm chịu đựng mà không biết rằng, nếu thăm khám và điều trị kịp thời, bạn có thể khắc phục được vấn đề này. Vậy rụng tóc ở nữ giới nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và ngăn ngừa như thế nào? Cùng Lux Beauty Center tìm hiểu nhé.
Rụng tóc nhiều ở nữ là tình trạng gì? Dấu hiệu
Rụng tóc là trạng thái bình thường trong chu kỳ phát triển của tóc. Theo thống kê, mỗi ngày, một người khỏe mạnh sẽ rụng khoảng 50 – 100 sợi tóc. Tuy nhiên, nếu trung bình một ngày bạn bị rụng hơn 100 sợi, số lượng tóc rụng nhiều hơn lượng tóc mới mọc thì bạn đang bị rụng tóc nhiều.
Đối với nữ giới, dưới đây là dấu hiệu rụng tóc nhiều ở nữ mà bạn nên để ý:
- Tóc rụng nhiều, trên 100 sợi mỗi ngày, đặc biệt sau mỗi lần chải tóc, gội đầu.
- Tóc rụng khi bạn vuốt tóc, các sợi tóc bám theo đường kẽ tay.
- Cảm nhận được đuôi tóc dần mỏng hơn.
Ngoài ra, biểu hiện rụng tóc ở nữ giới cũng được chia làm 3 loại chính như sau:
- Rụng tóc thưa đều: Tóc rụng phân bố đều, khiến độ dày mái tóc ngày càng mỏng.
- Rụng tóc ngôi giữa: Tóc rụng từ đường ngôi tóc, lan dần ra xung quanh.
- Rụng tóc đỉnh đầu: Tóc bắt đầu rụng từ đỉnh đầu, sau đó lan rộng theo hình chữ O.
9 Nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ
Rụng tóc nhiều ở nữ giới thường có các tác nhân dưới đây gây nên, cùng Lux Clinic tìm hiểu nhé:
1. Di truyền
Rụng tóc do gen là dạng rụng tóc phổ biến nhất ở nữ giới. Tóc có thể bắt đầu rụng từ thời vị thành niên và kéo dài cho đến hết đời. Rụng tóc bởi di truyền không gây ra tình trạng hói đầu như nam giới, nhưng sẽ khiến tóc nữ giới ngày càng thưa và mỏng, để lộ dần phần da đầu ở chính giữa dọc theo ngôi tóc. Chiều dài tóc bị ngắn dần đi do vòng đời phát triển của tóc bị rút ngắn lại.
2. Sinh con
- Trong giai đoạn mang bầu: Tóc của phụ nữ sẽ phát triển khá nhanh do nồng độ hormone (estrogen) tăng cao. Estrogen giúp kéo dài giai đoạn anagen, là giai đoạn tóc phát triển và mọc dài ra.
- Sau khi sinh con: Nồng độ estrogen trở về mức bình thường nên tóc sẽ phát triển theo chu kỳ vốn có trước đó. Tuy nhiên, sau khoảng 3 đến 4 tháng, do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể mẹ mà tóc sẽ rụng nhiều hơn. Hiện tượng này được gọi là rụng tóc sau sinh (postpartum hair loss). Rụng tóc sau sinh là hiện tượng tạm thời và thường không kéo dài quá 6-12 tháng. Sau giai đoạn này, chu kỳ mọc tóc sẽ trở lại bình thường và tóc sẽ dần mọc lại.
3. Thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin là nguyên nhân xếp thứ 3 về tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ. Trong đó, Vitamin B đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe của tóc:
- Biotin (Vitamin B7): Loại vitamin quan trọng nhất cho tóc vì chúng giúp tăng cường sự phát triển của tóc và duy trì độ chắc khỏe của tóc, đồng thời cũng ngăn ngừa tóc mỏng và gãy rụng. Ngoài ra, Biotin cũng tham gia sản xuất keratin – một loại protein trong cấu trúc tóc.
- Niacin (Vitamin B3): Vitamin B3 giúp tăng cường tuần hoàn máu dưới da đầu, qua đó mang dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các nang tóc. Bên cạnh đó, Niacin có có chức năng dưỡng ẩm cho da đầu và ngăn ngừa tóc khô, xơ.
- Pantothenic Acid (Vitamin B5) giúp tóc mềm mượt và chắc khỏe, suôn mượt, qua đó chống gãy rụng hiệu quả.
- Một số các vitamin khác cũng quan trọng không kém như Vitamin B12 và Folate (Vitamin B9), có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu dưới da đầu, qua đó nuôi dưỡng tóc.
Không những thiếu vitamin, nếu thiếu protein hay sắt, kẽm – các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mái tóc thì cũng gây ra tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ.
4. Sử dụng thuốc tránh thai
Việc thay đổi thuốc tránh thai sẽ khiến nồng độ hormone trong cơ thể nữ giới biến đổi, khiến cơ thể phản ứng bằng việc tóc rụng nhiều. Tuy nhiên, đây là trường hợp rụng tóc tạm thời. Khi nồng độ hormone ổn định thì tóc sẽ ngưng rụng số lượng nhiều.
5. Tuổi tác
Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tỷ lệ rụng tóc. Tuy nhiên, theo báo cáo của Thư viện Y học quốc gia Mỹ, tại Trung Quốc, tỷ lệ rụng tóc trung bình là 6%. Trong số đó, 2,3% ở độ tuổi 30 – 39, 5,4% ở độ tuổi 40 – 49, và 11,8% ở những người trên 70 tuổi.
Tỷ lệ người trẻ nữ ( 18 – 29 tuổi) bị rụng tóc chỉ chiếm 1,3%, tức là ở tuổi càng cao thì nữ giới càng có nguy cơ bị rụng tóc.
6. Sử dụng thuốc
Theo Mayo Clinic, nữ giới có thể bị rụng tóc nhiều nếu sử dụng một số loại thuốc như thuốc điều trị trầm cảm, ung thư, viêm khớp,… Tuy nhiên, đây là tình huống rụng tóc tạm thời. Vấn đề tóc rụng sẽ được cải thiện khi bạn ngưng sử dụng thuốc. Trong trường hợp bạn bị rụng tóc mãn tính, hãy nói với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp hơn.
7. Stress
Stress hay căng thẳng về thể chất có thể khiến tóc tạm thời ngưng mọc để tập trung dưỡng chất giúp bạn vượt qua điều trên. Ngoài ra, theo các chuyên gia, stress làm cơ thể sản sinh các gốc tự do, gây tổn thương nang tóc – bộ phận chứa chất dinh dưỡng nuôi tóc. Từ đó, khiến tóc mới không thể mọc và phát triển bình thường.
Bên cạnh đó, căng thẳng cũng làm các nang tóc nghỉ ngơi trước thời hạn, khiến tóc rụng sớm và nhanh hơn.
8. Thói quen và cách chăm sóc tóc
Đối với nữ giới, một số thói quen sẽ khiến tóc rụng nhiều hơn đó là:
- Buộc tóc quá chặt: Buộc tóc quá chặt trong một thời gian đủ lâu sẽ khiến chân tóc yếu dần đi, lâu dần dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn. Đây được coi là quá trình để lại sẹo trên da đầu, khiến nang tóc bị hỏng và tổn thương.
- Thường xuyên tạo kiểu tóc bằng nhiệt: uốn, ép,… làm cho thân tóc dễ bị hư tổn. Nhiều người thường lầm tưởng rằng rụng tóc chỉ liên quan đến chân tóc, nhưng thực tế nó cũng bị ảnh hưởng bởi thân tóc.
9. Bệnh lý khiến tóc rụng nhiều ở nữ
Rụng tóc nhiều ở nữ giới có thể đến từ nguyên nhân bệnh lý, điển hình bao gồm:
- Bệnh suy giáp: Bệnh suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hoặc thiếu hormone tuyến giáp cần thiết cho cơ thể, khiến tóc mỏng và yếu dần đi.
- Bệnh cường giáp: Trái ngược với bệnh suy giáp, cường giáp làm cho tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp, làm rối loạn chu kỳ phát triển của tóc, khiến tóc rụng nhiều hơn.
- Bệnh Hodgkin: Bệnh Hodgkin làm các tế bào lympho phát triển quá mức bình thường. Thuốc điều trị bệnh này có thể làm cho tóc bị rụng.
- Suy tuyến yên: Suy tuyến yên là tình trạng tuyến yên không sản sinh ra đủ lượng hormone, khiến hệ miễn dịch suy giảm, làm tóc dễ gãy rụng.
- Lupus ban đỏ: Lupus ban đỏ ở thể nhẹ sẽ làm cho tóc dễ gãy rụng. Ngoài ra, lupus ban đỏ nặng sẽ làm tóc rụng vĩnh viễn.
- ….
4 kiểu rụng tóc nhiều ở nữ giới
Theo các chuyên gia, rụng tóc nhiều ở nữ được chia làm các dạng như sau:
1. Rụng tóc Anagen
Rụng tóc Anagen do quá trình điều trị bệnh sử dụng các loại thuốc có tác động mạnh như hóa trị, xạ trị,… làm ngưng quá trình hình thành nang tóc và nang lông. Đây là kiểu rụng tóc tạm thời bởi sau khi chữa trị xong, lông và tóc trên cơ thể sẽ mọc lại.
2. Rụng tóc Telogen
Tóc rụng kiểu Telogen là tình trạng các nang tóc đã bước vào giai đoạn nghỉ ngơi nhưng không tiếp tục ở giai đoạn tăng trưởng. Dạng rụng tóc này khiến tóc cũ rụng đi và tóc mới không mọc lên, làm cho cho nữ giới có thể rụng từ 300 đến 500 sợi tóc mỗi ngày. Dấu hiệu điển hình của rụng tóc Telogen là tóc mỏng dần đi, đặc biệt là ở hai thái dương và đỉnh đầu, nhưng không dẫn đến hói.
Nguyên nhân khiến rụng tóc Telogen xảy ra thường là sinh nở, tuyến giáp, phẫu thuật, bệnh lý, thiếu hụt dinh dưỡng,… Rụng tóc Telogen do bệnh lý thường bắt đầu 3 tháng kể từ khi trị bệnh, nếu kéo dài trong 6 tháng sẽ dẫn đến rụng tóc mãn tính.
3. Rụng tóc do thay đổi nội tiết tố (rụng tóc kiểu nữ)
Sau tuổi dậy thì, hầu như phụ nữ nào cũng có nguy cơ bị rụng tóc ở một mức độ nào đó, đặc biệt là nữ giới đang trong thời kỳ tiền mãn kinh hoặc có người thân trong gia đình bị rụng tóc kiểu nữ. Chứng rụng tóc này có liên quan đến nội tiết tố androgen – có chức năng hỗ trợ ham muốn tình dục và phát triển tóc.
Theo đó, giai đoạn mọc tóc sẽ rút ngắn lại và thời gian từ khi tóc rụng đến khi mọc tóc mới kéo dài ra, khiến cho tóc mới mọc lâu hơn so với chu kỳ phát triển tự nhiên của nó. Ngoài ra, nang lông tóc cũng thay đổi, co lại, khiến tóc mới mỏng và ngắn hơn, hay còn gọi là “lông tơ”.
4. Rụng tóc do thói quen
Đây là kiểu rụng tóc do thói quen chăm sóc tóc không mạnh mạnh: sử dụng quá nhiệt nhiệt, hóa chất làm đẹp tóc, buộc hay cột tóc quá chặt,… Lâu dần làm cho chân tóc yếu dần đi, dẫn đến gãy rụng.
Cách chẩn đoán nữ bị rụng tóc nhiều
Khi đi khám xem mình có bị rụng tóc nhiều ở nữ hay không, bác sĩ sẽ hỏi thăm chế độ dinh dưỡng hàng ngày, sản phẩm chăm sóc tóc, thói quen tạo kiểu tóc, các loại thuốc đang dùng cũng như tiền sử gia đình có ai bị rụng tóc nhiều không. Từ đó, chuyên gia đưa ra nhận định về nguyên nhân rụng tóc nhiều ở bạn.
Ngoài ra, một vài xét nghiệm cũng được thực hiện đó là:
- Kéo tóc nhẹ nhàng xem có bao nhiêu sợi tóc rụng ra.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ dinh dưỡng trong tóc, bao gồm vitamin và khoáng chất cũng như nồng độ hormone (hormone giới tính và tuyến giáp).
- Soi da đầu dưới kính hiển vi.
- Sinh thiết da đầu.
Cách chữa rụng tóc nhiều ở nữ giới
Rụng tóc nhiều ở nữ được điều trị bằng những phương pháp như:
- Điều trị dựa trên nguyên nhân: Tương ứng với mỗi nguyên nhân rụng tóc sẽ có cách điều trị phù hợp. Nếu bạn bị rụng tóc do thiếu vitamin và khoáng chất thì chỉ cần bổ sung đầy đủ sẽ khắc phục tóc rụng thành công. Nếu rụng tóc do hóa chất, hãy ngừng lại việc sử dụng chúng cho mái tóc của mình. Nếu tóc rụng bởi căng thẳng thì điều chỉnh tâm trạng tích cực, tóc sẽ mọc lại sau một thời gian,…
- Sử dụng hoạt chất, phổ biến nhất là Minoxidil (2% hoặc 5%). Hoạt chất Minoxidil được FDA phê chuẩn. Theo ghi nhận, 81% phụ nữ dùng Minoxidil đã giúp tóc mọc trở lại. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ rõ ràng sau 3 đến 4 tháng sử dụng và bạn cần có chỉ định của bác sĩ mới được xịt loại hoạt chất này.
- Điều trị rụng tóc AGA (Regnera Activa): Phương pháp này tiên phong tại Tây Ban Nha và được sản xuất tại Ý. AGA sử dụng các mẫu mô tự thân được chiết tách từ da đầu, trải qua quá trình tách rời để tạo ra các phần tử quan trọng của tế bào để tái tạo tế bào. Tuy nhiên, các mẫu mô tự thân cũng được sử dụng ngay để điều trị tại giường bệnh cho tình trạng rụng tóc kiểu hói ở cả nam và nữ. Ưu điểm của điều trị rụng tóc AGA là không cần thời gian nghỉ dưỡng, ít thao tác, ít gây đau đớn và chỉ mất 30 phút.
- Cấy tóc: Cấy tóc là phương án cuối cùng điều trị rụng tóc khi bệnh nhân đã được tối ưu bằng nhiều phương pháp: hoạt chất, thực phẩm bổ sung, thủ thuật,… nhưng không hiệu quả. Ngoài ra, cách khắc phục này cũng tồn tại nhiều rủi ro như: đau đớn, mất máu, rụng tóc ở vùng cấy, sốc phản vệ,…
Cách ngăn ngừa rụng tóc nhiều ở nữ
Mặc dù khó ngăn ngừa rụng tóc bởi các nguyên nhân như tuổi tác, di truyền, bệnh tật,… nhưng bạn có thể hạn chế tóc rụng bởi những lý do khác qua những lời khuyên hữu ích dưới đây:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vitamin (A, B, C, D, E và H) cùng các khoáng chất (kẽm, sắt), omega-3 để ngăn ngừa rụng tóc.
- Hạn chế các thói quen làm hư hại tóc: sử dụng hóa chất tạo kiểu tóc, buộc, cột tóc quá chặt, chải đầu khi tóc ướt,…
- Kiểm soát căng thẳng, stress: Phụ nữ dễ bị căng thẳng bởi các yếu tố như chu kỳ kinh nguyệt, nuôi dạy con, trông trẻ,… Để giảm tình trạng căng thẳng, bạn nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, giữ tinh thần tích cực,…
- Điều trị bệnh lý khiến tóc rụng.
- Bỏ các thói quen không lành mạnh: hút thuốc, thức khuya, tiêu thụ thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ,…
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp, không chứa sunfat.
Kết luận
Trên đây là giải đáp của Lux Beauty Center về tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ, nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán và ngăn ngừa. Nếu chị em đang trong trường hợp trên mà chưa biết cách khắc phục thế nào, hãy liên hệ Lux Beauty Center để được hỗ trợ nhé.