Rụng tóc, hói đầu là những vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt, đặc biệt là nam giới. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là hormone DHT (dihydrotestosterone). Vậy hormone DHT là gì và tại sao loại hormone này lại ảnh hưởng đến tóc? Bài viết này sẽ giúp bạn giải mã bí ẩn về DHT, cùng theo dõi nhé.
Hormone DHT (Dihydrotestosterone) là gì?
Hormone Dihydrotestosterone (DHT) là loại hormone sinh dục nam với độ hoạt hóa mạnh hơn testosterone. Hormone DHT tồn tại trong tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn và tuyến tiền liệt.
Quá trình chuyển đổi testosterone thành hormone DHT được xúc tác bởi enzyme 5-alpha reductase. Enzyme này có hai loại là type 1 và type 2. Cả hai loại enzyme này đều có thể chuyển hóa testosterone thành hormone DHT, nhưng enzyme type 2 có hoạt tính mạnh hơn và tập trung nhiều hơn ở nang tóc, tuyến tiền liệt.
Cụ thể, quá trình chuyển đổi diễn ra như sau:
- Testosterone được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn và tuyến thượng thận.
- Enzyme 5-alpha reductase liên kết với testosterone đồng thời loại bỏ một nguyên tử cacbon, tạo thành hormone DHT.
- Với cấu trúc hóa học mới và hoạt tính mạnh hơn testosterone, hormone DHT bắt đầu thực hiện chức năng sinh học.
Vai trò của hormone DHT đối với cơ thể nam giới
Trong quá trình phát triển phôi thai, hormone DHT đóng vai trò quyết định giúp hình thành các cơ quan sinh dục ngoài ở nam giới như dương vật và bìu. Đến tuổi dậy thì, hormone DHT cùng testosterone kích thích các đặc tính sinh dục phát triển như lông mặt, lông nách, cơ bắp, thay đổi giọng nói và phân bố chất béo ở nam giới. Ngoài ra, DHT còn đóng vai trò quan trọng trong duy trì kích thước và chức năng của tuyến tiền liệt.
Tuy nhiên, vai trò của DHT không chỉ giới hạn trong quá trình phát triển bình thường của nam giới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng DHT cũng liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt là rụng tóc kiểu nam. DHT có ái lực cao với thụ thể Androgen ở nang tóc.
Khi liên kết với Androgen, DHT gây teo nang tóc, dẫn đến rụng tóc. Đây là nguyên nhân chính giải thích tại sao nam giới dễ bị hói đầu hơn phụ nữ.
Bên cạnh rụng tóc, Hormone DHT cũng liên quan đến một số bệnh lý khác như u tuyến tiền liệt. Nhiều bằng chứng cho thấy, giảm nồng độ DHT có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh này. Hormone DHT không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn có thể tác động đến tâm lý nam giới, biểu hiện rõ nhất qua khả năng kiểm soát cảm xúc và phản ứng trước các kích thích bên ngoài.
Hormone DHT ảnh hưởng như thế nào lên nang tóc?
Hormone DHT đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đặc điểm sinh dục nam. Tuỳ vào lượng nồng độ hormone DHT trong cơ thể ở mức cao hoặc thấp sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tóc. Cùng Lux Clinic tìm hiểu nhé:
1. Nồng độ DHT cao gây nên tình trạng hói đầu
Hói đầu nội tiết tố – dạng rụng tóc phổ biến ở nam giới, chủ yếu do nồng độ DHT quá cao. Hormone DHT liên kết với các thụ thể trên nang tóc, gây ra hàng loạt phản ứng sinh hóa làm thu nhỏ, yếu dần nang tóc. Tóc mọc ngày càng yếu, mỏng, dễ gãy rụng, đặc biệt ở vùng trán, đỉnh đầu và dẫn đến hói đầu. Tình trạng này thường bắt đầu ở độ tuổi trung niên, khi sự mất cân bằng nội tiết tố làm tăng nồng độ DHT.
Ngoài ra, tuyến bã nhờn được kích thích hoạt động mạnh dưới tác động của DHT. Tuyến bã nhờn sản sinh quá nhiều dầu sẽ làm yếu chân tóc, khiến tóc dễ bung ra khỏi nang và rụng nhanh hơn. Môi trường da đầu nhờn dính dễ gây viêm nhiễm và khiến tình trạng tóc rụng trở nên trầm trọng hơn.
Mặt khác, mất cân bằng nội tiết tố giữa testosterone và hormone DHT, thường xảy ra ở độ tuổi trung niên, tiền mãn kinh cũng gây ra rụng tóc. Ở nam giới, khi tuổi tác tăng lên, lượng testosterone sản xuất tự nhiên giảm dần. Trong khi đó, enzyme 5-alpha reductase vẫn tiếp tục chuyển đổi testosterone thành hormone DHT. Testosterone suy giảm kết hợp với hormone DHT gia tăng tạo nên môi trường nội tiết không cân bằng, gây nguy cơ rụng tóc.
Phụ nữ cũng không ngoại lệ. Giai đoạn tiền mãn kinh đánh dấu việc suy giảm mạnh estrogen và progesterone, khiến cân bằng nội tiết tố bị đảo lộn. Nồng độ testosterone, DHT gia tăng tương đối gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả rụng tóc.
Ngoài hói đầu, nồng độ DHT cao còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:
- Phì đại tuyến tiền liệt: DHT liên kết với thụ thể androgen ở tuyến tiền liệt, thúc đẩy tế bào phát triển tế bào, dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt. Phì đại tuyến tiền liệt là một tình trạng phổ biến ở nam giới lớn tuổi và có thể gây ra vấn đề về tiểu tiện, chẳng hạn như khó tiểu, tiểu đêm, nhiễm trùng đường tiết niệu…
- Chậm lành vết thương: DHT có thể làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể sau chấn thương bằng cách ức chế khả năng tái tạo tế bào và mô. Điều này dẫn đến vết thương hoặc vết mổ mất nhiều thời gian hơn để lành lại.
2. Nồng độ DHT thấp gây tác hại đến cơ thể
Trong quá trình phát triển thai nhi, enzyme 5-alpha-reductase thiếu hụt dẫn đến không sản xuất đủ hormone DHT. Việc này có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục. Cụ thể, thiếu hormone DHT có thể gây ra tình trạng dương vật nhỏ, cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng hoặc niệu đạo mở ra ở mặt dưới dương vật thay vì ở đầu dương vật (tình trạng hypospadias).
Bé trai bị thiếu hụt DHT có thể có bộ phận sinh dục ngoài giống nữ và thường được nuôi dưỡng như các bé gái cho đến khi bước vào tuổi dậy thì. Sau đó, khi nồng độ testosterone tăng lên, cơ quan sinh dục có thể phát triển thêm, nhưng tình trạng thiếu hụt ban đầu có thể gây ra nhiều khó khăn về thể chất, tâm lý.
Trong quá trình dậy thì, hormone DHT hỗ trợ phát triển đặc điểm sinh dục nam như tăng kích thước dương vật, phát triển tinh hoàn và tăng cường mọc lông cơ thể. Nồng độ DHT thấp trong giai đoạn này có thể làm chậm quá trình phát triển đặc điểm sinh dục kể trên hoặc gây ra vấn đề như dương vật nhỏ bất thường (micropenis), tinh hoàn không phát triển đầy đủ hoặc thiếu mọc lông cơ thể.
Không chỉ vậy, DHT thấp còn có thể gây ra nữ hóa tuyến vú (gynecomastia), tình trạng mô vú ở nam giới phát triển quá mức. Điều này xảy ra do mất cân bằng giữa testosterone và estrogen trong cơ thể. Testosterone không đủ để duy trì sự phát triển bình thường của cơ quan sinh dục nam và estrogen trở nên chiếm ưu thế hơn.
Nguyên nhân nào khiến nồng độ dihydrotestosterone (DHT) tăng cao?
Nồng độ dihydrotestosterone (DHT) có thể tăng cao do nhiều yếu tố liên quan đến di truyền, nội tiết tố và tác động từ môi trường. Cùng Lux Beauty Center tìm hiểu nhé:
1. Yếu tố di truyền
Gen 5-alpha reductase điều hòa quá trình sản xuất hormone DHT từ testosterone. Những người mang biến thể di truyền liên quan đến gen 5-alpha reductase thường có khả năng sản xuất hormone DHT cao hơn mức bình thường. Điều này có thể dẫn đến việc nhạy cảm với DHT, đặc biệt ở các nang tóc, làm tăng nguy cơ rụng tóc, hói đầu.
2. Yếu tố nội tiết
Testosterone là hormone chính liên quan đến quá trình hình thành DHT. Khi mức testosterone trong cơ thể cao, enzyme 5-alpha reductase sẽ chuyển hóa lượng testosterone dư thừa thành DHT. Điều này đặc biệt phổ biến ở nam giới, nhất là ở độ tuổi trung niên, khi testosterone có thể suy giảm nhưng enzyme 5-alpha reductase vẫn hoạt động mạnh, dẫn đến tích lũy DHT.
Ngoài ra, hormone estrogen và progesterone cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ DHT ở phụ nữ. Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, khiến estrogen mất cân bằng với testosterone. Việc này dẫn đến nồng độ DHT gia tăng, gây ra rụng tóc cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác.
3. Yếu tố môi trường
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến nồng độ DHT. Một số thực phẩm có thể kích thích cơ thể sản xuất testosterone, tăng nguy cơ chuyển hóa thành hormone DHT. Điển hình nhất là thực phẩm giàu chất béo bão hòa, hàm lượng cholesterol cao.
Chất độc hại như khói thuốc lá, có thể kích thích sản xuất hormone DHT bằng cách làm rối loạn hệ thống nội tiết của cơ thể. Hóa chất, chất ô nhiễm trong không khí, nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất testosterone và hormone DHT.
4. Yếu tố căng thẳng
Căng thẳng kéo dài khiến hormone cortisol gia tăng, gây mất cân bằng hormone androgen trong cơ thể. Khi mức độ androgen tăng, cơ thể sẽ sản xuất nhiều DHT hơn, góp phần gây rụng tóc cùng nhiều vấn đề khác. Stress cũng làm tăng testosterone, thúc đẩy chuyển hóa thành DHT, đặc biệt ở nam giới và phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố.
Cách ngăn chặn và điều trị tình trạng rụng tóc do DHT
Ngăn chặn và điều trị rụng tóc do dihydrotestosterone (DHT) là quá trình phức tạp, đòi hỏi kết hợp giữa phương pháp dùng thuốc và thay đổi lối sống. Có hai cách tiếp cận chính khi điều trị rụng tóc do DHT là giảm sản xuất DHT trong cơ thể và ngăn chặn DHT liên kết với androgen ở nang tóc.
1. Sử dụng thuốc ức chế DHT
Finasteride là chất ức chế enzyme 5-alpha reductase loại 2, giúp ngăn testosterone chuyển hóa thành DHT. Tuy nhiên, Finasteride cần được dùng hàng ngày và có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như giảm ham muốn tình dục hoặc vấn đề liên quan đến khả năng cương cứng.
Minoxidil là loại thuốc giãn mạch giúp tăng cường lưu thông máu đến da đầu và kích thích mọc tóc. Thuốc không trực tiếp ảnh hưởng đến DHT, thay vào đó cải thiện sức khỏe của nang tóc, giúp tóc dày và chắc khỏe hơn. Minoxidil có thể được sử dụng dưới dạng xịt hoặc dung dịch bôi ngoài da và không cần kê đơn.
2. Sử dụng liệu pháp tự nhiên, thực phẩm chức năng
Dầu hạt bí ngô là loại thực phẩm tự nhiên có khả năng ngăn chặn DHT liên kết với nang tóc. Nếu bạn sử dụng 400mg dầu hạt bí ngô mỗi ngày trong 24 tuần, số lượng tóc trên da đầu sẽ tăng lên khoảng 40%. Điều này chứng tỏ khả năng hỗ trợ của dầu bí ngô trong kiểm soát rụng tóc.
Biotin (Vitamin B7) và các loại vitamin nhóm B khác như B6, B12 cũng được tin dùng bởi khả năng duy trì sức khỏe tóc hiệu quả. Biotin giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng, trong khi vitamin B6 và B12 giúp cải thiện lưu thông máu đến nang tóc, thúc đẩy tóc mới mọc nhanh.
3. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống
Bạn nên thực hiện chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa bằng thực phẩm giàu vitamin như trái cây, rau củ. Điều này không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn làm giảm DHT tích tụ . Các loại thực phẩm như cá, hạt và dầu olive có khả năng hỗ trợ sức khỏe tóc, ngăn ngừa rụng tóc do DHT.
Một số nghiên cứu cho rằng, caffeine giúp kéo dài giai đoạn phát triển của tóc và ngăn ngừa DHT ảnh hưởng tiêu cực đến nang tóc. Caffeine có thể được bổ sung thông qua sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội hoặc serum.
4. Học cách quản lý căng thẳng
Stress làm rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng tiêu cực đến mức testosterone và DHT, từ đó dẫn đến rụng tóc. Quản lý căng thẳng thông qua phương pháp thiền, yoga và luyện tập thể dục đều đặn có thể giúp duy trì cân bằng hormone và hạn chế tình trạng rụng tóc.
5. Chăm sóc tóc, massage kỹ càng
Bạn nên sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc chứa các thành phần tự nhiên có khả năng ức chế hormone DHT, giảm tác hại của hormone này lên nang tóc. Ví dụ, dầu Jojoba và dầu dừa giúp dưỡng ẩm, làm dịu da đầu và giảm gãy rụng tóc. Các dưỡng chất như vitamin E, axit béo trong dầu dừa giúp duy trì sức khỏe của tóc, da đầu. Ngoài ra, tinh dầu hương thảo, tràm trà cũng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giúp tóc chắc khỏe hơn.
Massage da đầu không chỉ giúp kích thích tuần hoàn máu đến nang tóc mà còn giúp giảm căng thẳng – yếu tố gây rụng tóc. Khi massage đều đặn, nang tóc sẽ nhận được nhiều dưỡng chất hơn, làm chậm quá trình teo nang do hormone DHT gây ra. Phương pháp này giúp cải thiện độ dày của tóc một cách tự nhiên và hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc do DHT.
6. Cấy tóc
Nếu phương pháp tự nhiên không mang lại kết quả khả quan thì cấy tóc có thể là giải pháp hiệu quả. Cấy tóc thường được khuyến nghị khi tình trạng rụng tóc do DHT trở nên nghiêm trọng và nang tóc đã bị teo. Quy trình này gồm lấy nang tóc khỏe mạnh từ những vùng không bị ảnh hưởng và cấy vào vùng rụng tóc. Mặc dù khá tốn kém nhưng cấy tóc có thể mang lại kết quả rõ rệt trong lâu dài.
Kết luận
Qua bài viết về Hormone DHT là gì? giúp bạn hiểu rõ về Hormone DHT và cơ chế gây rụng tóc sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Từ đó, bạn có thể xây dựng chế độ chăm sóc tóc phù hợp, kết hợp với việc thăm khám bác sĩ khi cần thiết để ngăn ngừa, điều trị rụng tóc hiệu quả.
Nguồn bài viết: https://luxclinic.vn/hormone-dht-la-gi-giai-ma-bi-an-rung-toc-lien-quan-den-dht/